Khám phá thú vị về cây chúc, cây đặc hữu của An Giang
Cây chúc là một giống cây đặc hữu của vùng đất Bảy Núi, tỉnh An Giang. Cây cho quả có vị chua với mùi thơm rất đặc trưng.
Mặc dù vậy, cây chúc là cây dễ sống, có thể thích khi với điều kiện khô hạn, nhiệt độ của vùng đồi núi.
Quả chúc thường được dùng để vắt lấy nước pha trộn với thức ăn, làm nước chấm. Bên cạnh đó, người dân còn dùng quả này để rơ miệng cho những con bò bỏ ăn.
Đặc biệt, những người phụ nữ Khmer còn dùng quả này để gội đầu để tóc mượt và không bị gàu.
Ngoài quả, lá chúc cũng được sử dụng làm nguyên liệu quan trọng trong một số món đặc sản vùng An Giang, trong đó có món gà hấp lá chúc và cháo bò trái chúc ngon nổi tiếng.
10 điều thú vị về cây chúc có thể bạn chưa biết…
1. Cây chúc – chanh Thái – chanh Kaffir – hay còn gọi là chanh Kieffer, chanh Makrut, hoặc chanh Magrood là loại chanh bản địa của Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipines và Việt Nam.
2. Trái chúc to hơn trái chanh, vỏ xù xì, chứa nhiều nước, vị chua thanh, hậu the the, thơm lâu và nồng nàn hơn cả chanh giấy.
3. Lá chúc thơm hăng nồng, vị chua the, vừa giống hương vị lá chanh, bưởi non, vừa giống tinh dầu lá cari tươi, hình dáng lá chúc cũng tựa lá bưởi.
4. Lá và trái chúc có hương vị đặc biệt kích thích mạnh khứu giác và dịch vị người ăn, giúp khử tanh những món có độ đạm cao như bò, gà, lươn, rắn và trợ tiêu hóa.
5. Phổ biến nhất là dùng nước trái chúc để pha trộn trong các món ăn như: gỏi, canh, kho. Trong đó độc đáo nhất là nước cốt trái chúc làm góp phần làm cho hương vị của nhiều món ăn tăng thêm phần quyến rũ như: lươn, ếch xào lá chúc, gà ta hấp lá chúc, cá lóc hấp lá chúc, cháo bò trái chúc, cá linh kho lạt… Vị thơm nồng đậm và lan tỏa khiến bạn mới nghe đã rạo rực thèm ăn đến khó cưởng.
6. Lá chúc còn ăn kèm với gà ta hầm, gắn nước hầm, tạo ấn tượng khó phai cho người thưởng thức. Lá chúc quả thật là thứ làm nên điều kỳ tích, gà hấp lá chúc, bò nướng lá chúc hơn thua nhau chỉ ở cách nấu và cách trình bày. Chính mùi vị thơm nồng chua the của lá chúc đã nâng món bò nướng, gà hấp lên hàng đẳng cấp.
7. Không ít phụ nữ Khơ Me còn dùng trái chúc để gội đầu cho tóc mượt mà và không bị gàu.
8. Đặc biệt khả năng trị bệnh hiệu quả với các loài động vật như trâu bò, chỉ cần vắt nước vào miệng sẽ giúp trâu bò ăn uống dễ dàng, mau khỏi bệnh. Những người nuôi cá cũng sử dụng lá giã nát rồi cho xuống đáy ao hồ để cho cá khoẻ mạnh, chóng lớn.
9. Trồng cây chúc trước nhà có khả năng xua đuổi tránh rắn bò vào nhà. Bên cạnh đó trái chúc còn là 1 trong 4 vị thuốc trị rắn cắn rất hữu hiệu.
10. Cây chúc dễ trồng, sống rất khỏe, chịu hạn giỏi và cho trái mỗi năm 1 lần vào mùa mưa.