Để vườn bơ phát triển khỏe mạnh bà con cần nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ đúng cách giúp cho cây bơ sinh trưởng ổn định đem lại năng suất cao.
Lựa chọn đất trồng và giống bơ phù hợp
- Đất trồng: Cây bơ thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là loại đất đỏ bazan. Nơi trồng bơ phải là nơi có thể thoát nước vì vậy nó thích hợp với những vùng đất Tây Nguyên và những vùng Tây Nam Bộ thì rất khó mà có thể phát triển được. Độ PH yêu cầu là 5-6 trên đất cà phê thì cần phải bổ sung vôi. Ở địa hình đất quá dốc thì nên thiết kế tạo băng ngăn ngừa tình trạng xói mòn xảy ra
Giống bơ: Bơ trồng từ hạt sẽ có hiện tượng phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng cũng như chất lượng của quả. Trồng cây cấy ghép sẽ sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh tốt và mang lại năng suất cao đạt hiệu quả chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong các giống bơ được trồng phổ biến hiện nay thì giống bơ booth 7 có nguồn gốc từ Mỹ là giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn có giống cây bơ hass cũng đang được Viện Eakmat thử nghiệm và nghiên cứu các đặc tính riêng. - Mật độ và cách trồng: Bơ trồng thuần thì khoảng cách trồng bơ là 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trường hợp trồng xen chắn gió hay che bóng cho cây cà phê thì khoảng cách phù hợp là 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Khoảng cách hố đào là Hố đào 60 x 60 x 60cm phân chuồng bón dưới mỗi hố là 15 – 20 kg phân chuồng đã ủ hoai mục thêm 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi. Lấy dao rạch vòng tròn bỏ túi nylong ra, cắt bỏ đi phần rễ mọc hơi dài khỏi bầu đất, rạch một đường dọc từ đáy lên khoảng 10cm. Đặt bàu thấp hơn mặt đất là 5cm sao cho ngọn quay về hướng gió rồi lấp đất lại ½ bầu cây. Rút bỏ túi nylong rồi kết hợp với việc nén đất vào xung quanh bầu. Nên trồng xen kẽ các nhóm hoa A,B lẫn nhau. Những cây bơ mới trồng cần phải che nắng cắm cọc xung quanh để tránh côn trùng phá hoại cây non.
- Phân bón: Cây non nên bón 4-5 lần lượng phân bón tùy vào độ tuổi của cây, thời điểm cây bắt đầu cho thu hoạch quả nhu cầu cần kali cao hơn nên lượng phân bón cũng cần cung cấp đủ và ổn định nhất là năm thứ 9 và 10. Cây bơ trái mùa có giai đoạn sinh trưởng rất khác so với cây cà phê nên chúng cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý theo từng giai đoạn.B
- ổ sung thêm vôi, hữu cơ, phân bón cho lá Alpha Super, Antonic…
Cách tỉa cành để tán cho cây bơ
Tỉa cành và tạo tán thực hiện 2-3 lần/năm vào giai đoạn ngay sau khi thu hoạch, cần tỉa chồi của gốc ghép cắt bỏ những cành sâu bệnh sát đất để cho gốc trống và nâng dần độ cao tạo tán tròn cho chúng thông thoáng hơn. Hoa ra vào năm đầu nên bỏ đi để cây có sức những năm sau chúng phát triển tốt. Khi cây còn nhỏ cần chăm sóc đúng điều kiện cần của nó không được chăm kém vì nếu như chăm sóc kém không tưới đủ nước tỉa cành không hợp lý cây sẽ ra trái lệch mùa so với đặc tính giống ban đầu.
Bơ cần lượng nước không quá nhiều nhưng cần phải tưới nước nhiều lần số lần tưới trong mùa khô lên đến 10-15 ngày/lần. Tủ thêm gốc không tưới đẫm đấy bồn bón phân 2 lần trong mùa khô. Tưới quá đẫm sẽ không tốt cho cây vì khi đất khô nứt rễ non của cây sẽ bị nứt cây không phát triển được thậm chí sẽ bị chết.
Các bệnh hại phổ biến trên cây bơ và các phòng trừ
Với cây bơ vấn dề thiệt hại do bệnh cây trồng gây ra nguy hiểm hơn rất nhiều so với sâu bệnh gây hại. Chăm sóc cây bơ theo hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hẳn là tốt nhất. Cách tốt nhất là tạo vườn thông thoáng sạch sẽ, hạn chế ẩm ướt phun thuốc phòng trị cục bộ
Bệnh nứt thân cây và thối rễ ở cây bơ: Bệnh này do nấm Phytophthrora cinamoni gây ra. Ở những nơi ẩm ướt nấm xâm nhập vào rễ làm hư rễ cọc của cây sau đó lan tràn ra rộng và phá hủy toàn bộ cây làm cây chết rụi dần dần. Những cây bị bệnh có dấu hiệu như tán lá xơ xác lá đổi màu sang xanh nhạt và bắt đầu rụng lá dần cành cây cũng bắt đầu chết dần.
Biện pháp để khắc phục căn bệnh này cần tránh ẩm ướt cho rễ cây, quan sát cây thường xuyên và phát hiện ra sớm những vết nứt dọc hay vết xì mũ trên thân cây vết thâm trong mạch gỗ
Bệnh khô cành: nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do loài nấm Colletotrichum cloeosporiodes gây ra. Chúng xâm nhập vào cành làm khô cành, trên trái chúng xâm nhập qua những vết thương làm trái bị nhũn. Nắng chói trực tiếp lâu ngày cũng gây ra bệnh này. Những cây bơ mới trồng ít lá xuất hiện rất phổ biến loại bệnh này.
Bệnh trên trái già: Nấm xâm nhập vào quả khi chúng đang trong giai đoạn phát triển tạo nên những điểm đen và nhỏ trên vỏ. Ở những giống bơ Sáp bà con sẽ nhìn tháy rất rõ những hiện tượng này vào ngay thời điểm gần thu hoạch là những vết nứt nho nhỏ có hình dấu cộng trên vỏ quả bơ. Những điểm này xuất hiện làm mất đi tính thẫm mỹ và làm giảm giá trị bán ra của quả bơ. Vì vậy bà con nông dân cần tạo một khu vườn thông thoáng sạch sẽ, không tàn dư sau khi bơ đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa bệnh.
Những loại sâu hại phổ biến trên cây bơ
Côn trùng gây hại cho rễ: là những loại côn trùng thường thấy đó là kiến, mối, rệp sáp ở những tầng đất 0-50cm. Những cây bị bệnh có dấu hiệu vàng lá, cây suy chết dần
Bọ xít: là những côn trùng chuyên chít hút nhựa và đọt non của lá làm héo lá trên trái non chúng tạo ra những chấm đen trên vỏ hay nhiều hạt chai cứng trong thịt. Nếu mật độ càng cao sẽ làm rụng quả càng nhiều giảm đáng kể năng suất cũng như chất lượng của quả
Mọt đục thân và cành cây bơ: chúng tạo nên những lỗ đục nho nhỏ trên thân khác với sâu đục cành. Bà con quan sát kỹ sẽ thấy một lớp phấn trắng ngay lỗ đục xuất hiện vào giữa mùa mưa và lây lan mạnh đến giữa mùa khô. Lỗ đục rất nhỏ đường đục ngắn nhưng tác hại rất lớn làm giảm quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của cành vì dễ gãy.
Thu hoạch
Cây bơ ra hoa rất nhiều đợt trong năm nhưng chúng ta chỉ nên thu hoạch từ 2-4 đợt quả xác định bằng nhiều đặc điểm bên ngoài cũng như bên trong:
Khi có một vài quả già bắt đầu rụng. Vỏ quả chín và bắt đầu chuyển màu từ tím sang màu xanh nhạt, độ bóng của quả bơ cũng bắt đầu thây đổi có nhiều u cám và sần sùi hơn không còn bóng bẩy nữa. Khi lắc hột có âm thanh phát ra. Vỏ lụa của hạt khô chuyển sang màu cánh dán. Thịt quả có màu vàng
Với những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa chia sẻ hi vọng rằng bà con nông dân sẽ biết cách chăm sóc tốt hơn cho vườn bơ của mình. Mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ chính khu vườn của mình.