CÂY TRÚC NHẬT ĐỐM
Trúc Nhật Đốm, Trúc Đốm là cây nội thất phong thủy mang lại nhiều may mắn .Tên khoa học: Dracaena godseffiana. Họ: Dracaenaceae (Bồng bồng). Trúc Nhật Đốm được sử dụng khá phổ biến trong nội thất, văn phòng. Trong phong thuỷ Trung Hoa cho rằng, nếu phía trước và sau nhà có trồng một vài khóm trúc sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình. Trúc Nhật Đốm hay Trúc nói chung mang nghĩa “cao phong lượng tiết” (phẩm hạnh thanh cao), nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc sống gần người hiền lương.
CÂY TRÚC NHẬT ĐỐM
Xu hướng sống hòa hợp với tự nhiên, đưa thiên nhiên xanh vào không gian xanh đang trở nên phổ biến và bạn không phải là ngoại lệ. Bạn đang phân vân không biết chọn lựa loài cây nào để tô điểm cũng như cải tạo không gian sống – làm việc của mình. Đó phải là loài cây nhỏ gọn, hình dáng đẹp, trang nhã; màu sắc tinh tế, nổi bật; mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
“Trúc Nhật Đốm” trong chiếc chậu sứ trắng hay một chất liệu tùy biến với sở thích của bản thân hoàn toàn có thể trở thành một mảng thiên nhiên xanh tươi cho nơi làm việc – sinh hoạt của bạn.
THÔNG TIN CHUNG
Tên thường gọi: Trúc Nhật Đốm, Trúc Đốm, Trúc Nhật
Tên khoa học: Dracaena godseffiana
Họ: Dracaenaceae (Bồng bồng).
Cây này có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới phía Tây Châu Phi, cây được trồng phổ biến ở Việt Nam
1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY TRÚC NHẬT ĐỐM
Cây Trúc Nhật Đốm sinh trưởng khá chậm, trung bình chiều cao đạt khoảng 30 – 50cm, có thể phát triển đến 1m, Trúc Nhật Đốm là loài chịu bóng, phát triển mạnh trong bóng râm.
Cây Trúc Nhật Đốm là loài chịu bóng tốt
Lá của Trúc Nhật Đốm là lá đơn, mọc trực tiếp trên thân và có cuốn ngắn, thường một nhánh thân chia làm nhiều đoạn lá. Lá mọc đối hay vòng, thuôn dài, như lá tre, nhưng mềm và bóng hơn. Đầu lá thuôn dài, gốc có cuống rất ngắn. Lá có dạng hình elip, cuối đầu lá nhọn, lá dài khoảng 5-7cm, rộng khoảng 3-4 cm. Lá Trúc Nhật Đốm màu xanh, trên lá có nhiều đốm màu vàng và trắng, như ánh sao đêm. Nếu xen lẫn với những cây xanh khác thì cây trúc nhật đốm trở nên lộng lẫy hơn.
Trúc Nhật Đốm mọc thành bụi như Trúc Sậy, thân chia nhánh nhỏ, nhiều đốt, thân có màu xanh, thường mỏng thẳng đứng, dáng mảnh khảnh nhưng khá dẻo.
Trúc Nhật Đốm có hoa màu trắng thường mọc thành cụm, tập trung chủ yếu ở trên đầu của nhánh, chiều dài hoa khoảng 6-8cm, hoa có cuốn ngắn, nhụy hoa dài và nhỏ, hoa có mùi thơm nhẹ nhàng.
Hoa và quả cây Trúc Nhật Đốm
Khi hoa tàn thì sẽ tạo quả, có hình tròn nhỏ như
quả trứng cá, quả mọng tròn màu đỏ hoặc vàng.
2. VỊ TRÍ ĐẶT CÂY TRÚC NHẬT ĐỐM
Vì cây Cây Trúc Nhật Đốm sống được trong nhà hay những nơi có ánh sáng yếu nên được sử dụng khá phổ biến trong nội thất, để bàn hay trồng chậu đứng trang trí văn phòng, công sở, nhà ở, trung tâm thương mại. Trúc Nhật Đốm rất nổi bật với lá cây mang màu sắc lấp lánh tuyệt đẹp. Trong sân vườn, Trúc Nhật Đốm có thể trồng đơn hoặc dùng làm cây viền – phủ nền, hay có thể tạo hàng rào giả trong cảnh quan.
Lá cây Trúc Nhật Đốm độc đáo
Một vài chậu Trúc Nhật Đốm giúp mang lại sự hài hòa và màu xanh thiên nhiên đến với con người ngay cả khi đặt trong những không gian vừa và hẹp như văn phòng làm việc cá nhân, thư phòng nhỏ…. Với nhiều kiểu dáng chậu thanh lịch, trang nhã cùng với kiểu dáng, màu sắc của hoa lá, cây trúc đốm sẽ giúp nội thất gia đình bạn đẹp hơn.
Ngoài ra, Trúc Nhật Đốm rất thích hợp cho việc trang trí những không gian đông người như là khách sạn, nhà hàng, quán rượu, Trúc Nhật Đốm tạo ra không khí vui tươi, náo nhiệt hơn. Người ta còn dùng cây Trúc Nhật Đốm để cắm lọ hoa.
Trúc Nhật Đốm trồng trong chậu men – thích hợp cho những góc hẹp
Ngoài cách trồng trong chậu ta cũng có thể trồng trong nước (cây thủy canh) hay trồng với hạt vật chất dinh dưỡng, với 2 cách trồng này chúng ta có thể ngắm được vẻ đẹp của thân, lá, rễ cây Trúc Nhật và thư giãn với màu sắc của những hạt vật chất
Góc biến tấu kết hợp Trúc Nhật Đốm tạo thành một tác phẩm nghệ thuật
3. Ý NGHĨA PHONG THỦY CÂY TRÚC NHẬT ĐỐM
“Trúc” khi phát âm gần tựa với “chúc” có ý rằng lời chúc phúc tốt đẹp. Trong phong thuỷ Trung Hoa cho rằng, nếu phía trước và sau nhà có trồng một vài khóm trúc sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình. Loại cây cảnh đẹp này – Trúc Nhật Đốm biểu tượng cho sự thanh mảnh , nho nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau. Vì vậy trong mỗi gia đình, hình ảnh cây trúc xuất hiện khá quen thuộc.
Trúc Nhật Đốm hay Trúc nói chung mang nghĩa “cao phong lượng tiết” (phẩm hạnh thanh cao), nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc sống gần người hiền lương.
Cây Trúc Nhật Đốm mang ý nghĩa thanh cao
Ngoài ra, Cây Trúc Nhật Đốm có thể hút được nhiều bụi bẩn làm sạch không khí, khi trồng dạng thủy canh cây hút và phân giải các chất độc hại trong môi trường nước. cây trúc đốm mang lại vận may cho người trồng, góp phần giảm bớt căng thẳng khi làm việc.
4. ĐIỀU KIỆN TRỒNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC CÂY TRÚC NHẬT ĐỐM
Khi trồng, chăm sóc cây Trúc Nhật Đốm, cần chú ý một số đặc điểm sau:
ÁNH SÁNG: Khi trồng cây Trúc Nhật Đốm ngoài trời thì nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng yếu, hoặc dưới tán lá cây lớn, không nên để cây hứng chịu ánh nắng trực tiếp sẽ làm cây bị cháy khô lá và chết, tuy nhiên khi đặt trong nhà thì một tuần phải cho cây ra ngoài trời có ánh sáng Mặt Trời 4-5 tiếng.
NƯỚC: Cây Trúc Nhật Đốm ưa ẩm, phải tưới nước hằng ngày cho cây, để cây đủ ẩm giúp lá xanh tốt
ĐẤT – CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG: chỉ cần đất tơi xốp, thoáng khí, có thể lựa chọn các loại giá thể phổ biến hiện nay như đất sạch, tro trấu, xơ dừa. Mỗi 1-2 tháng, nên bổ sung một lượng phân hóa học nên dùng phân NPK tổng hợp, nếu nhiều N sẽ làm cho lá to đốm trắng thành đốm xanh nhạt, hoặc phân hữu cơ, trùn quế.
CHỌN CHẬU TRỒNG: Khi trồng Trúc Nhật Đốm vào chậu tùy theo chậu to hay bé mà bố trí lượng cây thích hợp. Cây có rễ nhỏ , ít phát triển, đất nuôi cây phải là đất lá mục tơi xốp, nhiều mùn. Nếu dùng rêu trồng càng có lợi cho sinh trưởng. Hai năm thay chậu 1 lần.
>>> Một số điểm đặc biệt cần lưu ý khi chăm sóc cây Trúc Nhật Đốm:
– Tưới nước đúng lúc, thường xuyên.
– Không để cây quá khô rồi tưới thật nhiều nước vào thì cây dễ shock mà chết
– Không tưới quá nhiều nước ,cây dư nước nhiều dễ úng gốc ,rễ và sinh ra nấm hại cây
– Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát ,không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.
– Khi cây có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để cây đạt chiều cao từ 0,6 – 0,8-1m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây Trúc Nhật Đốm như ý.
5. SÂU BỆNH HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
Cây cảnh nội thất bày trí trong nhà nói chung cũng Cây Trúc Nhật Đốm nói riêng, không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi thay thế để trừ sâu.
Nếu Cây Trúc Nhật Đốm mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Cây Trúc Nhật Đốm trong nội thất
Khi phát hiện Cây Trúc Nhật Đốm có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá..thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào cây. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng, nếu không thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.
6. NHÂN GIỐNG CÂY TRÚC NHẬT ĐỐM
Cây Trúc Nhật Đốm được nhân giống bằng phương pháp tách bụi hoặc giâm cành.
+ Phương pháp tách bụi:
Đào cây mẹ lên, rũ bỏ đất, để lộ rễ. Rồi cắt rời các rễ cây con với cây mẹ, đặt cây con vào chậu đã có đất, lấp đất, tưới nước. Cách này không làm ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ rễ.
Nếu là cây Trúc Nhật thủy sinh thì chỉ việc tách cây con khỏi cây mẹ, đặt vào chậu có chứa sẵn nước hoặc dung dịch trồng cây.
+ Phương pháp giâm cành:
Cắt lấy đoạn cành gốc dài khoảng 2 – 3 đốt giâm vào hỗn hợp đất trồng gồm: tro trấu, xơ dừa. Sau đó, tưới nước đủ ẩm. Sau 20 – 30 ngày ra rễ, 40 ngày đem vào chậu trồng.
Ngoài ra còn có một loại cây cùng chủng loại là Trúc Phượng Hoàng, lá cây và màu sắc cũng thanh mảnh và tinh tế